Những cây thuốc cầm máu tốt trong vườn nhà

Bất cứ ai cũng đều có ít nhất một lần bị chảy máu trong đời, nhưng đa số không biết làm thế nào để cầm máu cho tốt. Vì thế Báo mới online xin giới thiệu cho bà con một số cây thuốc cầm máu hiệu quả mà ai cũng có trong vườn nhà mình, nếu trong nhà không có dụng cụ y tế cầm máu.

Trước khi sử dụng, bà con nên vệ sinh vết thương bằng xà phòng hay dung dịch y tế chuyên dùng rửa vết thương nha.

Lá cỏ hôi

Mô tả: Cỏ hôi có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như: cây cộng sản, cây cỏ lào, cây phân xanh, cỏ Nhật, cây lốp bốp, ba bớp… Cây mọc thành từng bụi, có thể cao tới 2m, lá mọc đối xứng, hoa nhỏ, màu tím nhạt. Yên Bạch phân bố rộng khắp trong cả nước, nhiều nhất ở vùng trung du, miền núi phía bắc. Người dân nơi đây thường chặt và bỏ xuống ruộng, để làm phân xanh tự nhiên.

Cách sử dụng: Lá cỏ hôi đâm nhiễn hay nhai nát rồi bịt chặt lên miệng vết thương nắm chặt khoảng 2 đến 3 phút rồi dùng vải sạch băng lại. Cách này rất nhanh khỏi vì cỏ hôi có tính kháng khuẩn mạnh được dùng như 1 loại kháng sinh tự nhiên.

Lá tía tô

Theo Tinsuckhoemoi.com thì Lá tía tô vốn là một loại thuốc quý trong Y Dược cổ truyền để chữa các bệnh thông thường như cảm cúm cảm lạnh, đầy hơi, đau đầu…nhưng không phải ai cũng biết được lá tía tô còn có tác dụng cầm máu không kém gì các phương pháp cầm máu tây y.

Cách dùng:  Lá tía tô non một nắm, rửa sạch với nước, giã nát đắp lên vết thương. Tiếp tục sau đó băng lại để cầm máu ch bệnh nhân tránh các nguy cơ nguy hiểm khác. Bạn cũng cóthể sử dụng các cách như sao lá tía tô sao giòn lên rồi sau đó tán thành dạng bột bằng các dụng cụ chuyên dụng sao cho độ mịn rắc lên vết thương đang chảy máu.

Dùng thuốc lào

Đây là một cách cầm máu khá tốt dành cho các bạn tham khảo và áp dụng được các cụ đã truyền lại từ rất lâu rồi.

Cách dùng: Dùng thuốc lào nhai hoặc vò nát đắp vào vết thương. Tính sát khuẩn và cầm máu trong thuốc lào sẽ giúp bạn cầm máu và vết thương cũng mau lành hơn.

Nõn chuối tiêu có tác dụng cầm máu

Chuối tiêu không chỉ là cây trồng phổ biến trong vườn nhà của chúng ta là nguyên liệu để gói các món ăn nổi tiếng như bánh chưng, bánh tét và các loại bánh khác. Nhưng không phải ai cũng biết được nõn chuối tiêu còn là cây thuốc quý giá, là thuốc chữa bệnh  tốt. Nhất là mất máu hiệu quả hơn cả các loại thuốc khác.

Cách dùng : Bạn dùng nõn chuối tiêu bằng cách lấy cây non chỉ khoảng 60 cm, cắt sát gốc, bỏ bẹ ngoài đi để tránh có vị đắng, cắt từng đoạn 3-4 cm từng khúc đều. Sau đó, bạn có thể rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương chảy máu rồi băng lại bằng gạc hay vải mềm sạch thì vết thương dù có chảy máu nhiều đến đâu cũng có thể cẩm lại ngay lập tức.

Lá trầu không tươi

Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét.

Ngoài các  thông thường trong việc sát trùng đóng vai trò là thuốc kháng sinh, sát trùng tự nhiên thì lá trầu không tươi còn có thể cầm độ chảy máu cực tốt, không kém gì tác dụng của các phương án cầm máu hiện đại khác.

Cách dùng: Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.

Tổ nhện:

Ngoài các cách trên, dân gian cũng hay dùng tổ nhện (loại nhện hay sống trong nhà) đắp lên vết thương cũng khá hay.

Lưu ý:

Đây chỉ là những cách cầm máu đối với những vết đứt hay vết cắt nhỏ trên cơ thể, như đứt tay hay chân … Còn chảy máu nhiều như gặp tai nạn nghiêm trọng thì nhanh chóng nhờ Bác sĩ can thiệp nha bà con.

Theo Báo kiến thức mới

SHARE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here