Cây đinh lăng là loại cây khá quen thuộc của người dân Việt Nam, người ta không chỉ trồng cây đinh lăng làm cảnh trong nhà, mà còn được sử dụng làm gia vị cho nhiều món ăn. Không dừng lại ở đó, người ta còn biết đến cây đinh lăng như cây thuốc để chữa bệnh rất tốt.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi Cây Đinh Lăng là cây sâm của người nghèo. Bởi trong dân gian cây đinh lăng rất dễ tìm,rẻ tiền. Dù rẻ nhưng cây đinh lăng có rất nhiều tác dụng tốt đã được công nhận trong đời sống và về kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, lẫn các công trình nghiên cứu đã được công bố và đưa vào thực tiễn sản xuất dược trị bệnh.
Hàm lượng hoạt chất
Rễ cây Đinh lăng từ 2, 3 năm tuổi trở lên chứa hàm lượng hoạt chất cao trong vỏ như gluxit, saponin triterpenic, tanin. Thân và lá cũng chứa chúng nhưng hàm lượng thấp hơn. Khi so sánh thành phần dịch chiết của Đinh Lăng lá nhỏ và Nhân Sâm Triều Tiên, người ta thấy dịch chiết rễ Đinh Lăng lá nhỏ có 7 vết còn Nhân sâm Triều Tiên có 12 vết, trong đó có 6 vết giống nhau.Vì vậy dùng đinh lăng để bồi bổ cơ thể là rất tốt.
Tác dụng của cây đinh lăng
Hoạt huyết dưỡng não:
Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh. Những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt.
Lá đinh lăng phòng chống bệnh thiếu máu rất tốt:
Những người thiếu máu, người mất máu do chấn thương, phụ nữ mất máu vào thời kì kinh nguyệt thường uống nước lá hoặc rễ đinh lăng để tăng tác dụng sản sinh ra lượng máu lớn, đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Bảo vệ tế bào và giải độc gan:
Cây đinh lăng cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, nên thường được dùng trong đông y để chữa bệnh dị ứng, nổi mẩn, nóng trong người.
Đau nhức xương khớp:
Người già chân tay đau nhức do thấp khớp hàng ngày dùng nước sắc củ đinh lăng hoặc ngâm rượu củ đinh lăng uống sẽ cải thiện bệnh chân tay đau nhức.
Bổ thận tráng dương:
Giúp tráng dương bổ thận được xem là nhân sâm của người nghèo. Vì trong củ đinh lăng chứa các thành phần rất cần thiết cho cơ thể giống như nhân sâm. Nhờ nó nó có tác dụng bổ thận tráng dương.
Trong dân gian, lá đinh lăng thường được dùng để làm thuốc lợi tiểu.
Cũng vì tính năng này.ưng Những bệnh nhân cao huyết áp khi đang lên cao có thể dùng lá đinh lăng nấu nước uống để tiểu được nhanh và huyết áp hạ.
Cách ngâm rượu đinh lăng:
Quý vị đang muốn ngâm rượu để chưng bày hay muốn ngâm rượu để bồi bổ và tiếp đãi bạn bè. Nếu có ý định sưu tầm, sử dụng một trong 4 loại rượu ngon có tính phổ biến rộng rãi nhất quý vị vui lòng ngâm rượu rễ cây đinh lăng ( 4 loại ngon phổ biến nhất xếp theo thứ tự là: Ba Kích, Đinh Lăng, Chuối Hột, Táo Mèo rất phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay)lăng.
Củ đinh lăng gâm rượu thường ở những cây có thời gian phát triển trên 3 năm, và tùy vào thời gian dài ngắn mà củ đinh lăng có kích thước to nhỏ và hàm lượng dinh dưỡng cũng khác nhau.
Củ Đinh Lăng rửa sạch để ráo nước, phơi khô trong bóng râm. Khi ngâm rượu nên đặt củ Đinh Lăng vào bình tạo dáng trước sau đó mới đổ ngập rượu theo tỉ lệ 4 – 5 lít rượu cho 1kg Đinh Lăng.
Có thể pha thêm một ít mật ong, hoặc bột phấn hoa khi uống rất tốt cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy. Ngoài ra, để phát huy tính bổ thận tráng dương thì có thể kết hợp ngâm rượu với một số thảo dược khác.
Lưu ý:
Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng gần như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Lá đinh lăng cũng được dùng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới ốm dậy. Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có thể làm vỡ hồng cầu.
Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy”.
Bạn đọc từ Nhatkyphuotvn.com chia sẻ