Những câu hỏi quanh “chuyện ấy” và bệnh đường tình dục

Việc mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV?

Câu trả lời là đúng. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra viêm bộ phận sinh dục, giảm khả năng bảo vệ của cơ thể trước virus HIV.

Sử dụng bao cao su giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ bằng đường dưới, hậu môn hay đường miệng.

Bao cao su có hiệu quả bảo vệ tốt nhất giúp bạn ngừa các bệnh như HIV, chlamydia, lậu nhưng lại kém hiệu quả với virus HPV, herpes sinh dục hoặc giang mai- bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da-da.

Tôi có thể biết mình có bị nhiễm HIV mà không cần xét nghiệm máu?

Câu trả lời là không. Bạn cần làm xét nghiệm máu để phát hiện virus HIV.

Tôi có thể bị nhiễm HIV khi quan hệ qua đường miệng?

Trường hợp này tương đối hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ nhỏ lây nhiễm khi quan hệ qua đường miệng không an toàn. Virus này có thể lây truyền qua vết xước và loét trong miệng, hậu quả do việc bạn ăn thức ăn cứng, đánh răng hoặc nhai kẹo cao su.

Nên làm những xét nghiệm gì khi đi khám phụ khoa?

Nếu đang có quan hệ tình dục và ở độ tuổi 25 hoặc trẻ hơn hoặc bất kỳ độ tuổi nào khi có bạn tình mới, bạn cũng nên đi xét nghiệm định kỳ sàng lọc các bệnh chlamydia, bệnh lậu và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP) để sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung- nguyên nhân gây bệnh do virus HPV.

Ngoài ra, nếu có quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su, có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình hoặc biết mình mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thì nên kiểm tra sàng lọc HIV, giang mai và viêm gan B.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here